Sáng tác và sản xuất 21_(album_của_Adele)

Những buổi sáng tác đầu tiên

Vào tháng 4 năm 2009, Adele, khi đó 20 tuổi và vừa trải qua mối quan hệ tình cảm nghiêm túc đầu tiên cùng một người đàn ông lớn hơn cô 10 tuổi,[6] bắt đầu sáng tác cho album kế tiếp thành công của album đầu tay 19.[7] Để đáp lại việc giới truyền thông coi cô như một "tâm hồn xưa cũ" do cách sản xuất cổ điển và đặc trưng tình cảm trong các ca khúc của cô,[8] Adele quyết định sẽ cho ra một album vui tươi lạc quan và hợp thời hơn.[7] Tuy nhiên, các buổi thu âm không được như ý và, sau hai tuần, chỉ cho ra một ca khúc khiến cô hài lòng— "Take It All", một bản ballad piano sầu muộn do Jim Abbiss sản xuất không khác mấy so với các bài hát trong 19.[7][9] Vỡ mộng vì thiếu cảm hứng và tiến độ thu âm ì ạch, cô quyết định hủy các buổi thu âm còn lại.[10]

Adele viết "Take It All" trong một khoảnh khắc khó khăn của mối quan hệ tình cảm. Khi cô hát nó cho bạn trai của mình nghe, cả hai lao vào cuộc tranh luận căng thẳng và dẫn tới kết thúc cho mối tình kéo dài 18 tháng.[11] Tuy đau đớn nhưng điều này giúp Adele có động lực dồn hết cảm xúc cho âm nhạc, nhào nặn nên các ca khúc chiêm nghiệm mối tình buồn từ quan điểm của một người tình cũ đầy hận thù, nạn nhân của sự đau khổ vì tình đang mang trong mình nhiều hoài niệm.[12][13][14]

Giai đoạn với Epworth, Smith và Tedder

Bài hát "Rolling in the Deep" được hình thành chỉ vài tiếng sau khi Adele chia tay người yêu. Một "giai điệu u tối, buồn bã, gospel, disco" với từ ngữ của chính người ca sĩ, bài hát được viết ra để đáp trả lời lẽ coi thường mà anh ta dành cho cô.[15][16]

Trục trặc khi nghe tập tin âm thanh này? Xem hướng dẫn.

Việc viết bài hát cho album bắt đầu ngay sau khi cô chia tay bạn trai. Cô liên lạc với nhà sản xuất Paul Epworth, say mê thuật lại cảm xúc của cô trong một bài hát: "Chúng tôi cãi nhau nảy lửa vào đêm qua... Tôi giận sôi người lên. Thế là tôi vào phòng thu và hét lên."[7] Mặc dù ban đầu cô định hoàn thành nốt bản ballad mà cô thực hiện cùng Epworth hơn một năm trước, nhà sản xuất này lại gợi ý rằng cô nên tạo ra giai điệu mạnh mẽ hơn.[17][18] Họ cùng nhau cấu trúc lại bài hát cũng như viết lại lời để phản ánh những trải nghiệm gần đây của Adele và quyết định đặt tên cho bài hát là "Rolling in the Deep".[17] Nhạc cụ phối khí cho bài hát được phát triển một cách hữu cơ. Sau khi thử nghiệm với vài điệu riff jazz, Adele thử kiểu a cappella cho đoạn lời đầu tiên, tạo ra cảm hứng để Epworth tao nên giai điệu bằng chiếc guitar của acoustic của anh. Nhịp trống đập liên hồi tạo ra cảm giác giống với nhịp đập của con tim.[17] Trong hai ngày, một bản demo được thu để đồng chủ tịch Columbia Records Rick Rubin sản xuất tiếp vào cuối năm đó. Tuy nhiên, Adele tìm tới Epworth lần nữa vài tháng sau đó để hoàn thành việc sản xuất. Bản demo được đưa vào để hoàn thành bài hát.[19]

Nhà sản xuất người Anh Fraser T Smith vẫn nhớ về con đường tương tự khi anh hợp tác với Adele để sáng tác "Set Fire to the Rain" tại phòng thu MyAudiotonic Studios ở Luân Đôn.[19] Sau khi tạo ra bản demo, Adele tìm đến với Smith để thu âm bài hát cùng anh thay vì Rick Rubin như dự kiến. Smith nghĩ rằng lần thu đầu tiên của Adele tốt hơn nhiều so với các lần thu tiếp theo, và quyết định dùng bản demo làm bản thu cuối cùng của bài hát, kết hợp với tiếng trống và tiếng nhạc cụ dây (hòa âm bởi nhạc sĩ người Anh Rosie Danvers).[19][20]

Adele tìm tới nghệ sĩ người Mỹ và cũng là ca sĩ hát chính của nhóm OneRepublic Ryan Tedder, người vào thời điểm này đang ở Luân Đôn để thu một chương trình trên đài phát thanh. Tedder từng bày tỏ mong muốn hợp tác với cô sau khi họ gặp nhau tại giải Grammy lần thứ 51 vào tháng 2 năm 2009.[21] Anh tới buổi thu âm đầu tiên sớm hai tiếng để làm quen với một số tác phẩm của cô trước đây.[19] Dù không ý thức về sự khó xử của Adele, anh vẫn sáng tác chuỗi piano mở đầu và một vài dòng đầu của bản ballad sầu muộn "Turning Tables": "Close enough to start a war/All that I have is on the floor".[19] Trùng hợp là nó diễn tả một cách hoàn hảo tâm trạng của Adele, người tới phòng thu sau một cuộc tranh cãi nữa với người tình cũ. Trong lúc tức giận cô lên án ý định "giành ưu thế" ("turn the tables") của anh ta, và Tedder quyết định đưa thành ngữ này vào lời bài hát.[21] Adele thu âm bản demo với Jim Abbis vào ngày hôm sau.

Adele và Tedder sắp xếp buổi gặp mặt thứ hai tại Serenity West Studios ở Los Angeles vài tuần sau đó để thu âm "Rumour Has It". Tedder thừa nhận anh bất ngờ trước khả năng âm nhạc và kĩ năng thanh nhạc sau khi cô hoàn thành bài hát trong có 10 phút: "Cô ấy hát bài hát một lần từ đầu đến cuối, hoàn hảo, cô ấy không bỏ sót một nốt nào. Tôi nhìn anh kĩ sư âm nhạc rồi nhìn cô ấy và nói, 'Adele tôi không biết phải nói gì với em nhưng tôi chưa bao giờ bảo ai phải làm thế trong mười năm qua'."[19]

Giai đoạn với Rubin, Wells và Wilson

Đồng chủ tịch Columbia Records Rick Rubin là một trong những nhà sản xuất chính của album.

Sau khi làm việc cùng Smith, Tedder và Epworth, Adele tới Mỹ thực hiện nốt album. Từ lời đề xuất của chủ tịch Columbia Records Ashley Newton, cô gặp nhạc sĩ Greg Wells tại studio của anh ở Culver City, Los Angeles, nơi họ cùng nhau sáng tác bản ballad đượm chất gospel "One and Only".[22] Bài hát được phát triển từ một vòng hợp âm piano bốn đặt trong nhịp 6/8 mà Wells có từ trước.[19] Lời bài hát, nói về mối tình mới của Adele, nhanh chóng được hoàn tất cùng Dan Wilson, người cũng cùng cô sáng tác "Someone Like You".[22] Năm 2008, sự xuất hiện của Adele trong Saturday Night Live khiến Rick Rubin đặc biệt chú ý. Trong giai đoạn đầu sản xuất album Rubin nhận làm người sản xuất duy nhất, và dự định sản xuất tất cả các bài hát.[23] Các bản demo từng thu cùng Epworth, Smith và Tedder (trong đó có "Rolling in the Deep" và "Set Fire to the Rain") được Rubin thu âm lại tại Shangri-La Studio của ông ở Malibu, California vào thang 4, 2010.[9][17][24]

Rubin, nổi tiếng vì phong cách sản xuất kì quái, giúp Adele thoát khỏi sự cầu toàn, và mặc dù vậy, Adele miêu tả việc được làm việc cùng ông thật gây nản chí.[13][25] Rubin dự nhiều buổi diễn của cô trong giai đoạn 2008–2009, và sau màn trình diẽn ở Hollywood Bowl, ông tới gặp để khen ngợi khả năng hát trực tiếp của cô. Ở Malibu, ông cố gắng đưa khả năng trình diễn của cô vào bản thu[17] bằng việc tập hợp một đội ngũ nhạc công bao gồm—tay trống Chris Dave, tay guitar Matt Sweeney, nghệ sĩ chơi piano James Poyser, và bass thuộc về Pino Palladino—để tạo ra âm thanh nhạc cụ cho các buổi thu.[7][26] Ông cũng quyết không sử dụng nhạc mẫu và nhạc cụ điện tử.[25] Rubin dựa nhiều vào trạng thái cảm xúc ngoài âm nhạc để hòa quyện giai điệu và nhạc khí cho các bài hát.[27] Trong phòng thu ông tách riêng Adele và khuyến khích cô, cũng như các nhạc công, hãy đi vào quá trình sản xuất một cách tự nhiên và thoải mái.[13][25] Adele thậm chí còn nhớ những lúc khiến đội ngũ sản xuất bật khóc khi đang thu một số bài hát.[28] Trong một buổi phỏng vấn, Rubin bình luận về các buổi thu âm:

Cô ấy hát mạnh mẽ và đau đớn trong phòng thu, rõ ràng là có một thứ đặc biệt nào đó đang diễn ra... Các nhạc công có nhiều hứng thú khi ít phải chơi nhạc khi có sự hiện diện của ca sĩ, ít tiếng hát hơn nhiều... Ngày nay, người ta thường thêm nhạc nền vào sau. Thực sự là một thời điểm mang tính tương tác khi mà các nhạc công không biết họ sẽ thể hiện được điều gì và tất cả mọi người sẽ nghe thật, thật sâu lắng và trọn vẹn để tìm ra chỗ nào hợp lý... tất cả các công việc này hợp với cảm xúc trong giọng hát mãnh liệt của Adele.[19]

Sau khi kết thúc với Rubin, Adele không hài lòng với nhiều bài hát.[24] Cô quyết định bỏ gần hết các sản phẩm để quay về với các bản thu ban đầu của Epworth và Tedder nhằm phản ánh cảm xúc thực của cô ngay sau lúc cuộc tình tan vỡ.[29] Chỉ có năm bản hợp tác với Rubin xuất hiện trong album: "Don't You Remember", "He Won't Go", "I'll Be Waiting", "One and Only" và track tại Mỹ "I Found a Boy".Vài tuần sau khi kết thúc làm việc cùng Rubin, Adele biết về việc người yêu cũ đính hôn. Điều này tạo cảm hứng để cô hoàn thành nốt bài hát cuối cùng của album "Someone Like You". Hãng thu âm của Adele ban đầu không hài lòng với sự sơ sài trong quá trình sản xuất, khi chỉ có giọng của Adele được đệm bởi giai điệu của một chiếc piano duy nhất, và yêu cầu thu âm lại cùng nhóm của Rubin. Tuy nhiên cô quyết giữ nguyên cách hòa âm này vì cho rằng nó riêng tư đối với cô và cô viết nó để "tự giải thoát bản thân."[30]

Đặt nhan đề

"[21] khác 19, nó cùng một chủ đề nhưng trên một phương diện khác. Cách tôi xử lý giờ cũng khác. Tôi kiên nhẫn hơn... biết tha thứ hơn và ý thức nhiều hơn về sai sót của bản thân... Chắc là do tôi lớn hơn theo năm tháng. Bản thu này mang tên 21 là chuẩn rồi... Giống như cuốn album ảnh bạn thấy sự tiến bộ và đổi thay [của tôi]... qua từng năm. Tôi đã cố nghĩ ra tên album khác tìm ra cái tên nào thích hợp cho album cả".-- Adele, nói về ý nghĩa tên album.[31]

Adele đầu tiên định đặt tên album là Rolling in the Deep,[32] lấy từ cụm từ lóng "roll deep", một cụm từ lột tả trọn vẹn những gì cô nghĩ về mối tình. Theo cách tạm dịch của cô, cụm từ này nói về việc có ai đó "chống lưng cho bạn" và luôn ủng hộ bạn.[33] Tuy nhiên sau đó cô cho rằng nó quá khó hiểu với một vài người nghe. Mặc dù không muốn theo mô típ đặt tên con số cho album giống sản phẩm đầu tay, Adele thấy "21" có lẽ là tựa đề phù hợp nhất khi nó là tuổi của cô khi bắt đầu thực hiện album, với mục đích như một kiểu tự truyện, và đánh dấu sự trưởng thành và sự phát triển nghệ thuật kể từ khi ra mắt.[31][32]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: 21_(album_của_Adele) http://adminlic.capif.org.ar/sis_resultados_rankin... http://www.capif.org.ar/archivos/Informes/Informe_... http://www.capif.org.ar/noticia.aspx?id=26 http://www.capif.org.ar/rankings.aspx http://austriancharts.at/bestall_a.asp http://www.austriancharts.at/year.asp?id=2011&cat=... http://www.austriancharts.at/year.asp?id=2012&cat=... http://www.austriancharts.at/year.asp?id=2013&cat=... http://www.aria.com.au/pages/AlbumAccreds2015.htm http://www.aria.com.au/pages/aria-charts-end-of-ye...